Lắp đặt kho lạnh cho khách hàng cần tuân theo quy trình chuẩn. Đối với đặc thù từng kho lạnh khác nhau thì yêu cầu cách lắp đặt kho lạnh có thêm vài điều chỉnh khác nhau, tuy nhiên quy trình lắp đặt kho lạnh chuẩn vẫn cần tuân theo bảy bước chính.
Sau đây là quy trình lắp đặt kho lạnh chuyên nghiệp mà Foc Việt muốn giới thiệu tới quý khách hàng:
-
Bước 1: Chuẩn bị nền kho lạnh, kiểm tra độ bằng phẳng của nền kho lạnh
– Dùng máy đánh thăng bằng laze kiểm tra độ bằng phẳng của nền kho lạnh.
– Trong trường hợp có nhiều vị trí có sai lệch về độ cao quá nhiều thì cần phải khắc phục trước khi thi công lắp đặt nền kho lạnh. Điều này sẽ tránh được việc kho lạnh mấp mô, không cân đối sau khi lắp đặt panel. Công đoạn này rất quan trọng trong quy trình lắp đặt kho lạnh, nếu không thực hiện cẩn thận kho lạnh lắp lên có thể không kín khít,
-
Bước 2: Quy trình lắp đặt vỏ kho lạnh (Panel kho lạnh)
2.1. Quy trình lắp đặt kho lạnh phần nền kho lạnh:
+ Trường hợp 1: Đối với kho lạnh sử dụng nền bê tông:
– Sử dụng máy đánh thăng bằng laze đánh dấu các vị trí để lắp panel, đặt các thanh U hoặc V vào vị trí theo bản vẽ. Cố định các thanh U, V này bằng tắc kê.
– Thi công cách nhiệt nền: dải giấy dầu, nilon chống thấm. Tiếp đó sắp xếp các tấm PU hoặc PS vào nền kho lạnh kín khít nhất có thể, rồi lại dùng giấy dầu bitum trám kín bề mặt
– Cố định ống luồn điện trở sưởi cửa dưới nền theo bản vẽ thiết kế kho lạnh.
– Đối với kho lạnh có con lươn, cần xử lý con lươn cẩn thận trước khi tiến hành lắp dựng panel.
+Trường hợp 2: Đối với kho lạnh sử dụng nền panel:
– Các quy trình kiểm tra thăng bằng cần thực hiện tương tự đối với kho lạnh sử dụng nền bê tông.
– Đối với kho lạnh có con lươn, cần kiểm tra đảm bảo con lươn xây dựng chắc chắn, bằng phẳng không ảnh hưởng tới kết cấu kho lạnh.
2.2. Lắp đặt panel kho lạnh
Panel dùng cho việc lắp đặt kho lạnh là những tấm cách nhiệt PU hoặc PS được dán và ép với hai mặt tôn mạ màu (hoặc inox) theo kích thước đã định. Các tấm panel được liên kết với nhau bằng mộng âm dương hoặc khóa camlock.
Quy trình lắp đặt kho lạnh đối với việc lắp đặt panel là phải đảm bảo kín khít, khe hở của hai gờ tôn giữa 2 tấm panel không quá 5mm (càng nhỏ càng tốt). Đối với kho lạnh có khóa camlock thì cần siết chặt. Đối với kho lạnh sử dụng panel liên kết âm dương, cần dùng các thanh V tôn 40×40 bắn rivet định vị mặt trong và mặt ngoài của các mối ghép giữa của trần và vách hoặc vách và sàn.
Lưu ý đối với trường hợp kho cao và rộng:
– Đối với kho lạnh cao trên 8m, các tấm panel tường cần phải được cố định với thanh sắt của khung nhà bằng bu lông dù
– Đối với kho lạnh có chiều dài panel trần lớn hơn 5m: trước khi thi công cần kiểm tra độ vững chắc của khung treo, độ cao của khung treo so với kích thước phủ bì của kho lạnh có phù hợp không và chuẩn bị các vị trí móc cáp để treo trần theo bản thiết kế. Tiếp theo, đưa các tấm panel trần vào vị trí lắp đặt, cố định lại, khoan lỗ bắt bu lông dù cố định vào khung treo.
2.3. Lắp ke góc và bắn silicon:
– Lắp ke góc liên kết các tấm panel cần phải áp sát vào bề mặt panel, khoảng cách giữa các rivet là từ 20-22cm/con. Bề rộng của ke góc phải đối xứng đều nhau, tương tự các rivet ở hai phía của ke cũng cần đối xứng để đảm bảo thẩm mỹ.
– Sử dụng silicon chịu lạnh và đóng rắn làm kín các khe hở, mối ghép liên kết panel kho lạnh
-
Bước 3: Lắp cửa kho lạnh
Cửa kho lạnh tựu chung lại có thể được chia thành 2 loại chính là cửa trượt và cửa bản lề. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, không gian lắp đặt kho lạnh và chi phí để lựa chọn loại cửa kho lạnh phù hợp.
Quy trình lắp đặt kho lạnh đối với cửa kho cần thực hiện: Ốp cửa vào tấm panel đã cắt sẵn kích thước, sử dụng rivet để liên kết tấm panel vách với cửa kho (hoặc bu lông dù để treo thanh ray đối với cửa trượt)
– Khi lắp đặt cửa bản lề cần lưu ý:
* Đảm bảo khóa và bản lề được bắt chắc chắn, tay nắm chống chốt trong phải được lắp chính xác để có thể mở được cửa kho từ bên trong.
* Gioăng cửa cần điều chỉnh để đảm bảo kín khít, tránh lọt hơi lạnh ra ngoài và hơi ẩm vào trong kho.
* Lắp đặt, kiểm tra điện trở sưởi, đảm bảo điện trở sưởi hoạt động tốt khi kho lạnh đi vào vận hành.
– Khi lắp đặt cửa trượt kho lạnh cần lưu ý các điểm sau:
* Đảm bảo siết chặt các ê cu bu lông để cửa trượt nhẹ nhàng, chắc chắn.
* Tay đẩy bên trong và bên ngoài kho cần bắt chắc chắn để đảm bảo có thể mở cửa kho lạnh dễ dàng từ cả bên ngoài và bên trong.
* Gioăng cửa cần điều chỉnh để đảm bảo kín khít, tránh lọt hơi lạnh ra ngoài và hơi ẩm vào trong kho.
-
Bước 4: Lắp đặt dàn lạnh, cụm máy nén dàn ngưng
– Lắp đúng vị trí theo bản vẽ bỗ trí thiết bị và sơ đồ nguyên lý hoạt động, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lắp đặt kho lạnh đã thiết lập.
– Cụm máy nén dàn ngưng, tháp giải nhiệt, bình ngưng, máy bơm… cần được lắp đặt trên khung thép hoặc bệ bê tông cao tối thiểu 200mm có rãnh thoát nước để thoát nước ngưng đọng trên đầu hút máy nén.
– Cụm máy nén dàn ngưng giải nhiệt gió cần phải đặt cách tường tối thiểu 300mm để hiệu quả giải nhiệt tốt nhất.
– Đối với cụm máy nén bình ngưng, hai đầu bình ngưng cần cách tường tối thiểu 600mm để tiện vệ sinh bảo dưỡng sau này.
– Trong trường hợp cụm máy đặt ngoài trời cần làm mái che, khung bao bảo vệ để tránh tác nhân xấu từ bên ngoài.
-
Bước 5: Lắp đặt các đường ống
– Đối với ống đồng:
Trước khi lắp đặt, kiểm tra và vệ sinh sạch đường ống trước khi hàn và lắp vào hệ thống. Đường ống cần phải được bọc bảo ôn cách nhiệt với độ dày theo đúng thiết kế và phải được cố định vào giá đỡ, tường…. theo bản vẽ và đảm bảo thẩm mỹ.
Trường hợp máy nén đặt cao hơn dàn lạnh thì cần phải làm bẫy dầu tạo điều kiện cho dầu về máy nén dễ dàng hơn.
Thử bền vào thử kín hệ thống bằng khí argon hoặc ni tơ, đảm bảo đường ống kín trước khi đi vào vận hành.
– Đối với đường ống xả nước:
Phần ống nằm trong kho phải đảm bảo độ dốc lớn hơn 15% để nước chảy từ dàn lạnh có thể đi thẳng ra ngoài tránh bị đóng đá tắc ống nước. Bên ngoài cần làm bẫy nước (chữ U).
Trường hợp kho lạnh chạy nhiệt độ âm, đường ống phải được bọc bảo ôn cách nhiệt và đặt điện trở sưởi bên trong đường ống.
-
Bước 6: Lắp đặt tủ điều khiển:
– Lắp đặt hệ thống điện theo đúng sơ đồ nguyên lý và bản vẽ thiết kế đã được duyệt, kích thước dây phù hợp với yêu cầu.
– Tủ điện cần phải được lắp ở nơi thuận tiện cho việc vận hành, thoáng mát, không ẩm ướt
– Dây điện cần được đi ngay ngắn trong thang, máng, ống luồn đảm bảo thẩm mỹ và an toàn khi vận hành.
– Các đầu dây cần bấm cos, đánh số theo bản vẽ trước khi bắt vào hệ thống điều khiển để đảm bảo an toàn và tiện cho việc bảo trì sau này.
-
Bước 7: Hoàn thiện và vận hành kho lạnh
– Kiểm tra lại toàn bộ các mối ghép nối của panel, đảm bảo kín khít, thẩm mỹ.
– Lắp đặt các phụ kiện đi kèm kho lạnh: van thông áp, rèm ngăn nhiệt, quạt cắt gió theo đúng vị trí bản vẽ thiết kế.
– Cấp nguồn tới tủ điều khiển, kiểm tra pha, kiểm tra điện nguồn có đủ điều kiện để chạy máy hay không.
– Hút chân không, nạp gas, thử chiều của máy..
– Theo dõi vận hành và bàn giao cho chủ đầu tư.
Với quy trình lắp đặt kho lạnh chuyên nghiệp, chúng tôi tự tin có thể mang tới giải pháp bảo quản cho khách hàng chuyên nghiệp nhất. Mọi thông tin về quy trình lắp đặt kho lạnh, báo giá lắp đặt kho lạnh, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0923 199 968
CÔNG TY ĐIỆN LẠNH FOC VIỆT
Địa chỉ: Số 23, Ngõ 1, Phố Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024 3839 0745
Hotline: 0923 199 968
Email: codienlanhfocviet@gmail.com
Website: http://lapdatkholanhvn.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/dienlanhfocviet/