Bảo quản nhãn, nông sản sau thu hoạch là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ xuất khẩu. Nhưng hiện nay, đa số nông dân và các cơ sở sản xuất, thu mua đều thu hoạch và mua bán nông sản theo tập quán truyền thống, không có quy trình bảo quản sau thu hoạch nên giá trị thu về không cao. Để nâng cao giá trị nông sản nói chung và quả nhãn nói riêng thì việc ứng dụng kho lạnh bảo quản nhãn cần được mở rộng ra phạm vi cả nước, đặc biệt là các vùng chuyên canh nhãn.
Quy trình về thu hoạch và bảo quản nhãn:
-
Thời điểm thu hoạch nhãn:
Chúng ta nên thu hoạch nhãn khi vỏ quả nhãn chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng vàng, vỏ quả nhãn chuyển từ xù xì hơi dày chuyển sang mỏng và nhẵn, trái mềm hơn, cùi có vị thơm, hạt chuyển sang màu đen hoàn toàn. Thời gian trung bình từ khi nhãn ra hoa cho đến khi trái chín khoảng 3-4 tháng tùy giống, riêng giống nhãn tiêu da bò có thời gian chín lâu hơn. Nhãn cần được thu hái đúng độ chín, không nên để trái chín quá lâu trên cây sẽ làm giảm phẩm chất và không bảo quản được lâu.
Để bảo quản nhãn được lâu, giữ được ngoại hình đẹp, phẩm chất tươi ngon, phải chú ý ngay từ khi chưa thu hoạch. Trước khi thu hoạch nhãn phải đảm bảo đủ nước và phân bón cho cây, không nên bón quá nhiều phân đạm, tăng cường thêm phân lân, kali, ngừng tưới nước trước khi thu hoạch khoảng 1 tuần.
-
Thu hoạch nhãn:
Chúng ta nên thu hoạch nhãn vào những ngày nắng ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều khi trời đã dịu nắng, tránh thu hoạch vào buổi trưa nắng nóng.
Nên dùng kéo cắt nhẹ nhàng khi thu hoạch nhãn, tránh làm trái bầm giập rất dễ bị các loại nấm tấn công gây thối quả trong thời gian bảo quản, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Khi cắt nhãn xong nên đưa nhãn vào nơi râm mát, rải mỏng chùm quả, không nên để thành đống, nhãn sẽ bị hấp hơi, chóng hư hỏng. Chúng ta cũng không nên dùng tay bẻ cành nhãn gây trầy xước, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của cây.
Sau khi thu hoạch nhãn, chúng ta tỉa bỏ những quả bị sâu bệnh gây hại, trái nhỏ, bị bầm giập, rồi mới cho vào sọt, thùng giấy để vận chuyển đi tiêu thụ, hoặc đưa vào kho lạnh bảo quản.
Một số phương pháp bảo quản nhãn phổ biến:
Bảo quản nhãn bằng hóa chất:
Nhúng nhãn vào dung dịch Benlate với nồng độ 0,1% rồi vớt ra, hong khô ở nơi râm mát sau đó cho vào túi giấy, hộp các tông hoặc sọt tre, hòm gỗ thưa để bảo quản. Trong đồ đựng nên lót giấy polyetylen dày 0,02mm để chống ẩm, mỗi túi đựng 10-15 kg quả, cũng có thể chia thành từng túi nhỏ, mỗi túi đựng 1kg, 10-15 túi đóng trong một hòm các tông hay sọt tre. Tuy nhiên phương pháp này cho thời gian bảo quản ngắn.
Bảo quản nhãn bằng kho lạnh bảo quản:
Sau khi sơ chế, nhãn được đưa vào kho lạnh bảo quản. Nhiệt độ kho lạnh bảo quản được duy trì từ 5-10 độ C. Khi vận chuyển nhãn đến thị trường tiêu thụ thì có thể sử dụng xe lạnh ở nhiệt độ trên 10 độ C.
Để giữ nhãn quả lâu hơn phục vụ chế biến thì nên bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ 3-5 độ C, độ ẩm không khí trên 90%. Ở điều kiện này có thể bảo quản nhãn trong 10-15 ngày.
Quá trình chế biến nhãn phải làm nhanh và xong chỉ trong thời gian 4 tiếng sau khi ra khỏi kho lạnh bảo quản thì không ảnh hưởng đến chất lượng đồ hộp.
Hiện tại, việc kho lạnh ứng dụng công nghệ bảo quản dựa trên nguyên tắc làm lạnh đột ngột của Nhật Bản (CAS) có thể kéo dài thời gian bảo quản cho quả vải, nhãn, giữ được chất lượng sản phẩm trong 7-8 năm.
Để có thêm thông tin chi tiết về phương pháp bảo quản nhãn – lắp đặt kho lạnh bảo quản nhãn và báo giá cập nhật nhất, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 0923 199 968
CÔNG TY ĐIỆN LẠNH FOC VIỆT
Địa chỉ: Số 23, Ngõ 1, Phố Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04 3839 0745
Hotline: 0923 199 968
Email: codienlanhfocviet@gmail.com
Website: http://dienlanhfocviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/dienlanhfocviet/